Mẹo sống sót trên thị trường (STM#4): Tại sao chúng ta gồng lỗ giỏi đến vậy?
"The most important thing to do if you find yourself in a hole is to stop digging." Warren Buffett
I. Chuyện "gồng lỗ" – Kỳ tài hay thói quen khó bỏ?
Chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình: “Tại sao lại gồng lỗ giỏi đến vậy?”. Rõ ràng là khoản đầu tư đang thua lỗ, nhưng ta vẫn cứ cố giữ, hy vọng một phép màu nào đó xuất hiện để cứu vãn tình hình. Đây không chỉ là câu chuyện của riêng ai mà là hành trình hầu như nhà đầu tư nào cũng đã từng trải qua.
Câu chuyện “gồng lỗ” này bắt nguồn từ một bẫy tâm lý được gọi là hiệu ứng Sunk Cost – chi phí chìm. Đó là khi chúng ta cố giữ lại những gì đã mất, bất chấp lý trí mách bảo rằng ta nó không ổn rồi.
Vậy tại sao điều này lại phổ biến đến thế, và làm sao để chúng ta thoát khỏi vòng luẩn quẩn này?
"The most important thing to do if you find yourself in a hole is to stop digging."
– Warren Buffett –
” Điều quan trọng nhất khi bạn thấy mình đang ở trong hố sâu là hãy ngừng đào.”
II. Bản chất tâm lý của "gồng lỗ" – Hiệu ứng Sunk Cost.
Có lẽ chúng ta đã nghe đến hiệu ứng Sunk Cost theo một từ nào đó khác như chi phí chìm, tâm lý cố bám, không bán không lỗ,… nhưng thực sự điều gì khiến chúng ta cứ gồng lỗ mà không chịu cắt?
#Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ tâm lý học hành vi.
Một nghiên cứu từ Daniel Kahneman và Amos Tversky đã chỉ ra rằng, con người sợ mất mát hơn là thích nhận lợi nhuận. Tức là nỗi đau khi mất tiền mạnh mẽ hơn cảm giác vui sướng khi kiếm được tiền, khiến chúng ta không muốn thừa nhận sự thật phũ phàng – rằng khoản đầu tư đã sai lầm và nên thoát ra.
Trong một thí nghiệm nổi tiếng của Hal Arkes và Catherine Blumer, những người tham gia đã mua vé xem phim. Dù bộ phim dở tệ, nhưng vì đã trả tiền, họ vẫn đi xem, vì không muốn mất đi khoản tiền đã chi ra. Chúng ta trong đầu tư cũng vậy, thường bám lấy khoản lỗ chỉ vì không muốn chấp nhận rằng tiền đã mất, dù biết rằng tình hình chẳng thể khả quan hơn.
"Bản chất của con người là hành động dựa trên cảm xúc hơn là lý trí."
– David Hume
”Bản chất của con người là hành động nhiều hơn dựa trên cảm xúc thay vì lý trí.”
III. Những ví dụ kinh điển về "gồng lỗ" trên thị trường
Không chỉ chúng ta mà ngay cả những nhà đầu tư lớn, tập đoàn danh tiếng cũng đã từng mắc cái bẫy "gồng lỗ" này.
Một ví dụ kinh điển là Lehman Brothers trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Họ đã đổ quá nhiều tiền vào các tài sản bất động sản rủi ro và tiếp tục “gồng” với hy vọng thị trường sẽ hồi phục. Kết quả là, việc không dám cắt lỗ đã kéo theo sự sụp đổ hoàn toàn của cả công ty, trở thành một trong những bài học đắt giá nhất lịch sử tài chính thế giới.
Ở thị trường tiền điện tử, Bitcoin cũng là một minh chứng rõ nét. Nhiều nhà đầu tư đã mua Bitcoin vào thời kì đỉnh cao 2021, và khi giá sụt giảm 📉 bắt đầu vào 2022, thay vì cắt lỗ, họ tiếp tục giữ với hy vọng giá sẽ tăng trở lại. Điều này khiến họ chịu lỗ chia 3 chia 4 tài sản, mọi lợi nhuận và vốn liếng trước đó đều bốc hơi theo thị trường.
"The wise man is not the one who never makes mistakes, but the one who recognizes his mistakes the earliest."
”Người thông thái không phải là người không bao giờ mắc sai lầm,
mà là người nhận ra sai lầm của mình sớm nhất.”
Chính bản thân chúng ta cũng có thể đã từng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Đã bao lần chúng ta giữ chặt một cổ phiếu hay một tài sản, dù nó liên tục giảm giá, chỉ vì không muốn thừa nhận mình đã sai? Cứ gồng mãi, nhưng cuối cùng thiệt hại chỉ tăng thêm.
IV. Làm sao để thoát khỏi vòng xoáy "gồng lỗ"?
Để vượt qua thói quen gồng lỗ này, chúng ta cần trang bị cho mình một số phương pháp giúp đưa ra quyết định sáng suốt hơn:
1. Hãy khách quan và thành thật với chính mình
Hãy thử tự hỏi mình: "Nếu bây giờ chưa đầu tư, mình có chọn mua tài sản này không?". Câu hỏi này giúp chúng ta nhìn nhận khoản đầu tư từ góc nhìn mới, không bị ảnh hưởng bởi những gì đã bỏ ra trước đó.
2. Lập kế hoạch cắt lỗ ngay từ đầu
Một chiến lược cực kỳ quan trọng là xác định ngưỡng cắt lỗ ngay từ khi chúng ta bắt đầu đầu tư. Hãy tự đặt ra một mức lỗ mà nếu giá chạm tới, ta sẽ cắt mà không do dự. Điều này giúp ta giữ được kỷ luật trong đầu tư, tránh rơi vào cái bẫy "gồng lỗ" chỉ vì hy vọng.
Các ứng dụng giao dịch hiện nay, trong đó có nền tảng iBoard Pro của SSI cung cấp lệnh cắt lỗ tự động, lệnh đặt trước ngày, lệnh điều kiện - giúp việc chúng ta cắt lỗ một cách nhẹ nhàng, ít đau sót hơn.
3. Tìm kiếm cơ hội mới
Thay vì dồn toàn bộ tâm trí vào việc “gồng” một khoản lỗ, hãy tập trung vào việc tìm kiếm những cơ hội mới trên thị trường. Thị trường luôn có những cơ hội khác ngoài kia, và nếu cứ chìm mãi trong khoản lỗ cũ, chúng ta sẽ bỏ lỡ những cơ hội khác đầy tiềm năng trong tương lai.
"Winners quit all the time. They just quit the right stuff at the right time."
– Seth Godin –
”Người chiến thắng luôn từ bỏ. Họ chỉ từ bỏ đúng thứ vào đúng thời điểm.”
4. Sử dụng công cụ hỗ trợ
Nếu cảm thấy khó tự mình thoát khỏi việc gồng lỗ, hãy cân nhắc sử dụng các công cụ quản lý rủi ro như các ứng dụng theo dõi tự động, giúp giám sát và quản lý các quyết định bán ra khi cần. Các công cụ này giúp chúng ta tránh ra quyết định quá cảm tính, thay vào đó là các quyết định dựa trên dữ liệu.
4. Tận dụng các chiến lược đầu tư chuyên nghiệp
Nếu cảm thấy khó khăn trong việc tự mình đưa ra quyết định thoát khỏi khoản lỗ, một lựa chọn khôn ngoan là tận dụng các dịch vụ quản lý tài sản chuyên nghiệp như Quỹ mở, Quỹ ETF, Dịch vụ ủy thác & tư vấn đầu tư.
Bạn có thể tham khảo thêm một trong 3 đơn vị quản lý tài sản tốt nhất Việt Nam SSIAM - Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI
Những chuyên gia quản lý sẽ giúp chúng ta tránh được sự chi phối từ cảm xúc và xây dựng chiến lược đầu tư khách quan hơn. Các quỹ mở với chiến lược cắt lỗ và phân bổ tài sản hợp lý sẽ đảm bảo việc đầu tư được thực hiện một cách kỷ luật, giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ gồng lỗ kéo dài.
V. Kết luận: Gồng lỗ giỏi không phải là tài năng
Thực ra, gồng lỗ giỏi không phải là tài năng mà là một thói quen cần phải sửa đổi. Nhà đầu tư thông minh không phải là người chưa bao giờ mắc sai lầm, mà là người biết nhận ra sai lầm và sẵn sàng thay đổi.
Chìa khóa để thành công không nằm ở những gì đã mất, mà là ở những quyết định mà chúng ta sẽ đưa ra từ hôm nay. Đừng để quá khứ lỗ lãi chi phối tương lai của mình. Nếu đã từng rơi vào bẫy "gồng lỗ", đừng lo lắng, vì điều quan trọng là chúng ta rút ra được bài học và cải thiện mỗi ngày.
Chúng ta cùng chia sẻ kinh nghiệm nhé – bạn đã bao giờ gồng lỗ đến mức nào rồi?
Chia sẻ đến bạn một câu nói mà mình tâm đắc trong hành trình đầu tư cá nhân.
"It’s not whether you’re right or wrong that’s important,
but how much money you make when you’re right and how much you lose when you’re wrong."
– George Soros
”Điều quan trọng không phải là bạn đúng hay sai,
mà là bạn kiếm được bao nhiêu khi đúng và mất bao nhiêu khi sai.”
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc đến tận đây! Đây là bài viết số 4 trong chuỗi bài viết về “Mẹo sống sót trên thị trường” (STM- Survival Tips for the Market), với hy vọng giúp bạn có thêm góc nhìn mới mẻ và bổ ích trong việc kiểm soát cảm xúc khi đầu tư. Mình viết không chỉ để chia sẻ kiến thức mà còn là cách để cùng nhau học hỏi và cải thiện mỗi ngày.
Mong nhận được những phản hồi quý giá từ bạn để mình có thể hoàn thiện hơn trong các bài viết sau. Chúc bạn luôn giữ vững tâm lý và thành công trên con đường đầu tư của mình!